Q1.22 Tập đoàn SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh khả quan

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quý 1 năm 2022 của SCG cho thấy hoạt động ổn định nhờ vào các chiến lược ứng phó với chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao do xung đột Nga-Ukraine.

Tập đoàn SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh Quý 1 năm 2022
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn SCG, công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2022

Để luôn chủ động và thúc đẩy sự ổn định bền vững trong dài hạn, SCG đang tập trung vào bốn (04) chiến lược:

1) Quản lý doanh nghiệp chủ động với sự linh hoạt cao, 2) Kịp thời cung cấp các giải pháp cải tiến nhằm nắm bắt cơ hội trong giai đoạn mở cửa lại sau dịch, 3) Hoàn thành xây dựng dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam (Long Son Petrochemicals Complex – LSP) tại Việt Nam để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh vào Quý 1 năm 2023, mở rộng năng lực sản xuất Nhựa tái sinh chất lượng cao (High Quality Post-Consumer Recycled Resin) thương hiệu Sirplaste tại Bồ Đào Nha, và 4) Tăng tốc triển khai chiến lược ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị minh bạch) nhằm xây dựng “hệ miễn dịch” cho doanh nghiệp, hướng đến tăng trưởng trong dài hạn.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của SCG chia sẻ, “Kết quả hoạt động kinh doanh chưa qua kiểm toán của tập đoàn trong Quý 1 năm 2022 ghi nhận Doanh thu từ bán hàng đạt 108,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,6 tỉ USD), tăng trưởng 7% so với quý trước nhờ vào doanh thu bán hàng tăng cao trên tất cả lĩnh vực kinh doanh. Trong khi đó, lợi nhuận trong kỳ đạt 6,3 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 268 triệu USD), tăng 6% so với quý trước, phần lớn là do hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mảng Xi măng – Vật liệu xây dựng, cũng như thu nhập từ vốn chủ sở hữu không thuộc ngành Hóa dầu tăng (kinh doanh máy móc nông nghiệp).

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán hàng tăng 25% nhờ vào doanh thu tăng cao ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, chủ yếu do giá sản phẩm cao hơn, phù hợp với xu hướng thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận trong kỳ giảm 41%, chủ yếu do chi phí nguyên liệu đầu vào từ mảng Kinh doanh Hóa dầu tăng trong Quý 1/2022, bên cạnh đó, ngành Hóa dầu cũng có kết quả hoạt động khả quan hơn trong Quý 1/2021 do mùa đông tại Mỹ khiến khiến nguồn cung thiếu hụt.

Trong Quý 1 năm 2022, doanh thu bán hàng của sản phẩm và dịch vụ Giá trị Gia tăng Cao (HVA) của SCG đạt 36,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD), chiếm 34% tổng doanh thu bán hàng. Hơn nữa, Phát triển Các sản phẩm mới (NPD – New Products Development) và Giải pháp Dịch vụ lần lượt chiếm 17% và 5% tổng doanh thu bán hàng.

Bên cạnh đó, Doanh thu từ các hoạt động bên ngoài Thái Lan cùng với xuất khẩu từ Thái Lan của SCG đạt chiếm 44% tổng Doanh thu từ bán hàng, đạt 44,4 nghìn tỷ đồng (2 tỷ USD) trong Quý 1 năm 2022, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng tài sản của SCG tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022 đạt 610,5 nghìn tỷ VND (26,7 tỷ USD), trong đó tài sản tại ASEAN chiếm 45%.

Tập đoàn SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh Quý 1 năm 2022
Hóa dầu Long Sơn

SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan)

Đối với hoạt động của SCG tại ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng trong Quý 1 năm 2022 ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 29 nghìn tỷ đồng (1,3 tỷ USD) và chiếm 28% tổng Doanh thu từ bán hàng của SCG. Kết quả này bao gồm doanh thu từ các hoạt động kinh doanh tại mỗi nước thị trường ASEAN và nhập khẩu từ các hoạt động của Thái Lan.

Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022, tổng tài sản của SCG đạt 610,5 nghìn tỷ đồng (26,7 tỷ USD, trong đó tổng tài sản của SCG tại ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) là 356,8 nghìn tỷ (15,6 tỷ USD, chiếm 58% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Với cam kết đóng góp giá trị cho nền kinh tế Việt Nam, vào tháng 2, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SCG đã diện kiến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam để xin ý kiến chỉ đạo về việc triển khai dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam giai đoạn 2 (LSP2) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Miền Nam Việt Nam. Dự án tích hợp các công nghệ xanh, tiên tiến và phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và khu vực ASEAN.

Tại Việt Nam, SCG luôn tuân thủ chiến lược bền vững theo khung ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị minh bạch) trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bền vững bằng cách đóng góp cho cộng đồng địa phương nơi tập đoàn hoạt động. Trong Quý 1 năm 2022, SCG được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 21, thuộc top 50 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tăng trưởng xanh hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, tập đoàn cũng vừa hoàn thành công trình sân thể thao cộng đồng tại Bình Dương và đưa vào hoạt động, giúp nâng cao sức khỏe cho người dân. Trong khoảng thời gian đó, SCG đã cùng với công ty thành viên là PRIME Group trao tặng bồn rửa tay cho các trường học ở tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc, giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, PRIME Group cũng đã tiến hành chỉnh trang nhà ở và hỗ trợ người dân trong khu vực.

Ông Roongrote còn cho biết, “SCG vẫn giữ vững vị thế ở cả Thái Lan và nước ngoài mặc dù chi phí gia tăng do tình hình xung đột Nga-Ukraine. Để nhanh chóng chủ động ứng phó và thâm nhập thị trường toàn cầu, SCG đang đẩy nhanh bốn chiến lược: 1) Chủ động trong quản lý kinh doanh, 2) Kịp thời đổi mới, 3) Đầu tư theo định hướng chiến lược tăng trưởng và 4) Thúc đẩy chiến lược ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị minh bạch) để tăng cường “khả năng miễn dịch” của doanh nghiệp, hướng đến tăng trưởng dài hạn